[Cẩn trọng] Viêm tinh hoàn ở trẻ em không chữa khỏi có thể vô sinh?

Viêm tinh hoàn ở trẻ em rất nguy hiểm, mức độ nguy hiểm còn cao hơn người lớn. Bệnh viêm tinh hoàn không chỉ xảy ra ở người lớn, mà nó có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Trẻ em không cẩn thận bị mắc viêm tinh hoàn rất nguy hiểm nếu không được chữa khỏi, hậu quả sẽ kéo dài mãi cho đến khi trưởng thành.

Vậy bệnh tinh hoàn ở trẻ em phải làm thế nào, có cách chữa khỏi viêm tinh hoàn ở trẻ em hay không thì hãy xem nội dung bài viết.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em

Làm thế nào để phụ huynh biết con mình có mắc bệnh viêm tinh hoàn hay không là thắc mắc của nhiều người.

Dưới đây là những dấu hiệu bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em phụ huynh lưu ý để nhận biết và kịp thời đưa trẻ đi khám:

  • Vùng da bìu của trẻ căng bóng, tấy đỏ, khi chạm vào có cảm giác đau nhói
  • Tinh hoàn sưng phù gây cảm giác vướng víu, nặng nề ở bẹn
  • Khi đi tiểu trẻ sẽ thấy đau buốt
  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,...

Nếu phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu quấy khóc khi đi tiểu, cần đưa trẻ đi khám ngay. Các triệu chứng nêu trên sẽ giảm dần và chuyển sang mãn tính nếu không điều trị sớm. Mất nhiều thời gian và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Cách chữa đau tinh hoàn (Bài thuốc hay tại nhà nhiều người khỏi)

Vì sao trẻ em bị bệnh viêm tinh hoàn?

Không chỉ ở người lớn mà viêm tinh hoàn ở trẻ em cũng là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu không được chữa khỏi sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là bị vô sinh hiếm muộn.

Viêm tinh hoàn ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm, sưng đau xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn do vi khuẩn hoặc virus gây nên.

Vì sao trẻ em bị bệnh viêm tinh hoàn, nguyên nhân là:

  • Biến chứng quai bị dẫn tới tinh hoàn bị viêm nhiễm

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ khi mắc bệnh quai bị khả năng gây ra biến chứng viêm tinh hoàn cũng rất cao. Theo thống kê, có tới 35% trẻ nhỏ khi bị virus quai bị xâm nhập sẽ bị viêm tinh hoàn.

  • Hẹp bao quy đầu gây viêm tinh hoàn ở trẻ em

Không ít trẻ nhỏ khi mới sinh ra bao quy đầu bị hẹp bẩm sinh. Điều này sẽ khiến các chất thải tồn đọng lại ở bộ phận sinh dục trong thời gian dài gây ra bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh.

  • Viêm tinh hoàn do vệ sinh sinh dục không sạch sẽ

Trẻ còn nhỏ do vậy chưa thể ý thức được sự quan trọng của việc vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Do vậy khi bộ phận sinh dục không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây hại cho tinh hoàn.

  • Cơ quan sinh dục bị tổn thương

Hầu hết trẻ nhỏ đều hiếu động, trong quá trình chạy nhảy trẻ rất dễ bị ngã, va chạm vào vật thể cứng, nhọn gây tổn thương bộ phận sinh dục. Đây cũng là một tác nhân gây ra chứng bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ.

  • Trẻ bị viêm tinh hoàn do ảnh hưởng bệnh lý khác

Những trẻ bị mắc các bệnh như viêm đường tiết niệu, bàng quang, tuyến tiền liệt,... Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có khả năng gây ra tình trạng lây lan sang bộ phận sinh dục dẫn tới viêm tinh hoàn.

Như vậy để thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ. Để xác định rõ trẻ bị mắc bệnh do đâu, phụ huynh nên sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám cụ thể.

Xem thêm: Đau nhức tinh hoàn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở nam giới

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em không chữa khỏi có thể vô sinh không, có nguy hiểm không là mối quan tâm lo lắng của nhiều người.  

Tinh hoàn là cơ quan sinh dục quan trọng của nam giới, có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng. Do đó, khi tinh hoàn bị viêm nhiễm, nó sẽ không thể thực hiện chức năng vốn có. Nhiễm khuẩn tinh hoàn có thể gây ra các bệnh nam khoa khác như : teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn ... ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của trẻ.

Viêm tinh hoàn ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trong trường hợp tinh hoàn bị teo, xoắn dẫn đến hoại tử, có thể sẽ phải cắt bỏ. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, trường hợp nhẹ chỉ cắt bỏ 1 bên. Nam giới vẫn có cơ hội sinh sản. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào chất lượng và số lượng tinh trùng.

Trẻ em không thể tự nhận biết được tình trạng của mình vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát những thay đổi, biểu hiện trên cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng hạ vị để kịp thời phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm tinh hoàn tránh để tình trạng nặng và biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: [Cảnh báo] Biến chứng viêm tinh hoàn nguy hiểm chớ coi thường

Điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em bằng cách nào?

Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có chữa được không, chữa bằng cách nào hiệu quả nhất? Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ dễ chữa, nhanh khỏi.

Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh lý của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Chữa viêm tinh hoàn bằng phương pháp nội khoa

Với những trẻ bị viêm tinh hoàn nhẹ thường được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh đặc trị, thuốc kháng viêm, tiêu sưng nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm các triệu chứng đau tức, nóng rát ở bộ phận sinh dục.

Phương pháp năng đỡ điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Đây là liệu pháp để trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng rồi cố định tinh hoàn. Sau đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh sử dụng đá để chườm hoặc có thể kết hợp với thuốc kháng sinh để làm giảm tình trạng sưng, đau, tinh hoàn và các dấu hiệu khác của bệnh.

Điều trị viêm tinh hoàn bằng kỹ thuật CRS

Đây là kỹ thuật hiện đại dùng tần sóng kết hợp thuốc tác động vi khuẩn đang cư trú để tiêu diệt và loại bỏ chúng. Phương pháp chữa bệnh này thường được chỉ định với đối tượng bị viêm tinh hoàn mãn tính hoặc đã xuất hiện các biến chứng, việc dùng thuốc đơn thuần không mang lại tác dụng.

Xem thêm: [Giải đáp] Sưng đau tinh hoàn là bệnh gì có nguy hiểm không?

Hướng dẫn phòng ngừa viêm tinh hoàn ở trẻ em hiệu quả

Trẻ em là những đối tượng cần được bảo vệ, những nguy hiểm từ bệnh viêm tinh hoàn hậu quả có thể kéo dài mãi về sau, Vì thế chủ động phòng ngừa viêm tinh hoàn ở trẻ em ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều quan trọng và cần thiết.

Dưới đây là các cách phòng ngừa viêm tinh hoàn ở trẻ em hiệu quả nên áp dụng:

- Tiêm chủng phòng bệnh quai bị cho trẻ: Bệnh quai bị có thể dẫn tới biến chứng viêm tinh hoàn. Do vậy ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tiêm chủng giúp trẻ phòng bệnh ngừa tình trạng viêm nhiễm tinh hoàn sau đó.

- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và hướng dẫn trẻ tự vệ sinh: Nếu bộ phận sinh dục không sạch vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và làm viêm nhiễm cụ bộ gây viêm tinh hoàn. Bởi đó, hàng ngày cha mẹ cần chú ý tắm rửa cho bé sạch sẽ kết hợp với việc sử dụng quần áo thoáng mát, sạch sẽ,...

- Giúp bé tăng cường sức đề kháng: Trẻ có một sức khỏe tốt thì khả năng đề kháng với mọi bệnh. Do vậy bậc phụ huynh nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp trẻ tăng cường đề kháng cơ thể đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin c từ rau, củ và trái cây.

- Cho trẻ đi thăm khám định kỳ: Phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám định kỳ để biết rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ và có phương pháp xử lý kịp thời khi phát hiện trẻ bị viêm tinh hoàn.

Nội dung trong bài viết đã tổng hợp chi tiết các kiến thức liên quan đến viêm tinh hoàn ở trẻ em, hy vọng các bậc phụ huynh đã tham khảo được những thông tin hữu ích cần thiết. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ để được giải đáp miễn phí và đưa con đi khám ngay khi có biểu hiện của bệnh.

Các tìm kiếm liên quan đến viêm tinh hoàn ở trẻ em

dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em

chữa viêm tinh hoàn tại nhà

triệu chứng viêm tinh hoàn

điều trị viêm tinh hoàn

viêm tinh hoàn phải

viêm tinh hoàn trái

viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

nguyên nhân viêm tinh hoàn