Đau nhức tinh hoàn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở nam giới

Đau nhức tinh hoàn là bệnh gì, nam giới bị đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không. Tình trạng đau nhức tinh hoàn bên phải, đau nhức tinh hoàn bên trái hoặc đau cả hai bên tinh hoàn gây không ít khổ sở và phiền toái cho nam giới. Vậy hiện tượng đau nhức tinh hoàn phải chữa như thế nào thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Đau nhức tinh hoàn là bệnh gì?

Tinh hoàn là cơ quan quan trọng có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết ra tiết tố nam testosterone giúp cơ thể phát triển nam tính và duy trì khả năng sinh sản.

Đau nhức tinh hoàn do nhiều nguyên nhân, cần điều trị để không ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Cơn đau dễ khiến nam giới cảm thấy bực bội, làm giảm nhu cầu tình dục, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hiện tượng đau nhức tinh hoàn thường mơ hồ và không dễ tìm ra được nguyên nhân. Nhìn chung, tinh hoàn là cơ quan rất nhạy cảm, có rất nhiều nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn:

- Viêm mào tinh hoàn: Đau do viêm mào tinh hoàn thường đau liên tục và kèm theo các triệu chứng như sốt, da vùng bìu có thể đỏ, sờ thấy mào tinh hoàn sưng to và nắn nhẹ rất đau. Đau khi giao hợp hay xuất tinh. Dương vật bị đau, đau bụng dưới, khi đi bộ hoặc đứng cảm giác đau rõ rệt hơn.

- Xoắn tinh hoàn: Là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn, gây đau và sưng. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, kéo dài dưới 6 giờ, bìu sưng to, buồn nôn và nôn, đau bụng, một tinh hoàn có thể ở vị trí cao hơn bình thường.

- Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Có thể gây đau tinh hoàn, biểu hiện là đau một bên tinh hoàn, đau âm ỉ hoặc đau liên tục. Bệnh nhân chủ yếu là thanh niên, hiếm gặp ở người cao tuổi.

- Thoát vị bẹn: Thoát vị là tình trạng một bộ phận nào đó của cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường được giới hạn của nó trong cơ thể. Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn thường xảy ra ở nơi tinh hoàn được nối với cơ thể. Khi bị thoát vị bẹn, người bệnh thấy tức nặng ở vùng bẹn bìu, kèm theo cảm giác đau tức nặng là một khối sà xuống bìu, một bên bìu to lên thành khối phồng do ruột ở trên dồn xuống. Bìu này càng to thêm khi người bệnh đi lại, chạy nhảy hay làm việc nặng, nằm nghỉ khối phồng nhỏ lại hoặc mất hẳn. Bệnh thường đòi hỏi phẫu thuật để cắt bỏ và tốt nhất là không nên trì hoãn phẫu thuật.

- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cảm giác đau không nhiều mà chủ yếu là đau tức, đau tăng khi vận động, hay gặp ở tinh hoàn bên trái, sờ phía trên thấy có búi lùng nhùng như búi giun.

- Chấn thương và xuất huyết: Bạn đã bao giờ bị va đập tinh hoàn cực mạnh. Cú va đập có thể khiến bạn ngừng thở trong vòng vài giây nhưng bạn có thể kéo mình trở lại. Đôi khi, một chấn thương nặng có thể khiến máu chảy ra ngoài túi bìu. Tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng cách nghỉ ngơi tại giường hoặc phẫu thuật dẫn lưu.

- Nang mào tinh hoàn: Nang mào tinh về cơ bản là một u nang phát triển trong ống dẫn tinh trùng. Trong phần lớn các trường hợp, nang này là lành tính vì nó được hình thành do sự tích lũy của tinh trùng. Nếu nang mào tinh quá lớn có thể dẫn đến căng tức và gây đau.

Xem thêm: Cách chữa đau tinh hoàn (Bài thuốc hay tại nhà nhiều người khỏi)

Triệu chứng đau nhức tinh hoàn bên phải và bên trái

Tinh hoàn bao gồm 2 tinh hoàn (tinh hoàn phải, tinh hoàn trái) nằm ở trong bìu. Tình trạng đau tức tại tinh hoàn có thể xảy ra đối với 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn.

Hiện tượng đau nhức tinh hoàn bên phải, đau nhức tinh hoàn bên trái kèm theo các triệu chứng vô cùng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tinh thần cho người bệnh.

Đau nhức tinh hoàn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nam giới có thể dựa vào dấu hiệu sau đây để xác định mình có bị đau nhức tinh hoàn hay không.

•   Cảm giác đau nhức tinh hoàn dữ dội tinh hoàn phải. Cảm giác đau khi sờ bằng tay, khi quan hệ tình dục, khi vận động mạnh. Nếu tình trạng bị đau kéo dài hơn 1 ngày, bạn cần phải đi khám nam khoa ngay.

•   Bìu căng và sưng đỏ.

•   Có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt , đi tiểu nhiều lần. Và có thể đi tiểu ra máu do ảnh hưởng của đau tinh hoàn.

•   Cảm thấy cơ thể mệt mỏi đôi khi có triệu chứng đau đầu và buồn nôn.

Xem thêm: [Cẩn trọng] Viêm tinh hoàn ở trẻ em không chữa khỏi có thể vô sinh?

Điều trị đau nhức tinh hoàn như thế nào?

Đau nhức tinh hoàn là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm, gây đau đớn, phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và khả năng sinh lý của nam giới. Điều trị đau nhức tinh hoàn như thế nào hiệu quả nhất là thắc mắc của nhiều người.

Nhiều trường hợp đau tức tinh hoàn có thể trị khỏi bằng các thuốc giảm đau kháng viêm thông thường, còn các trường hợp khác, cần chữa trị nguyên nhân. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đau tức tinh hoàn khó tìm thấy nguyên nhân. Cũng có nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng. Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và phương án điều trị tốt nhất.

# Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

  • Siêu âm tinh hoàn
  • Phân tích nước tiểu
  • Kiểm tra các chất tiết từ tuyến tiền liệt, đòi hỏi phải khám trực tràng.

Một khi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, quá trình điều trị có thể bắt đầu.

# Điều trị đau nhức tinh hoàn

  • Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng
  • Phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn
  • Phẫu thuật tinh hoàn ẩn
  • Dùng thuốc giảm đau theo toa
  • Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc.

Xem thêm: [Giải đáp] Sưng đau tinh hoàn là bệnh gì có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không?

Đau nhức tinh hoàn không chỉ mang lại cảm giác khó chịu, sưng đau mà còn gây những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị sớm. Dưới đây là những nguy hiểm khi nam giới bị đau nhức tinh hoàn.

- Ảnh hưởng đến các chức năng của nam giới: đau tinh hoàn gây ra một số bệnh nam khoa ở nam giới như liệt dương, xuất tinh sớm, gây suy giảm và mất ham muốn tình dục làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục và hạnh phúc gia đình.

- Gây vô sinh và hiếm muộn: đau tinh hoàn làm thay đổi môi trường của tinh trùng, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, xuất hiện tinh trùng chết gây vô sinh ở nam giới. Đau tinh hoàn là nguyên nhân gây vô sinh và hiếm muộn phổ biến ở nam giới nếu không được chữa trị sớm.

- Đau tinh hoàn gây ra nhiều bệnh khác: đau tinh hoàn làm cho tinh trùng bị tổn thương, kèm theo đau lưng, làm xuất hiện triệu chứng tháo hoa sớm. Có thể truyền bệnh gây viêm nhiễm phụ khoa cho bạn tình khi quan hệ tình dục.

- Nguy hiểm đến tính mạng: Nhiều trường hợp đau tinh hoàn bên phải nhưng không chịu điều trị dẫn đến hoại tử. Nguy hiểm đến tính mạng nam giới.

Xem thêm: [Cảnh báo] Biến chứng viêm tinh hoàn nguy hiểm chớ coi thường

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa và giảm đau nhức tinh hoàn

Nam giới có thể phòng ngừa bệnh và giảm đau nhức tinh hoàn bằng cách áp dụng những phương pháp dưới đây:

  • Chườm túi đá lên bìu dái để làm dịu chỗ sưng và giảm đau
  • Mang khố đeo của vận động viên
  • Uống nhiều nước và dùng thuốc không kê toa để giảm đau. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội, bác sĩ có thể kê thuốc mạnh hơn
  • Gọi bác sĩ nếu bạn đau dữ dội, sốt cao hoặc khó tiểu
  • Dùng bao cao su để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Nói với bác sĩ nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiêm vắc xin hoặc cho con bạn tiêm vắc xin ngừa bệnh quai bị để ngăn ngừa viêm tinh hoàn do quai bị.

Hiện tượng đau nhức tinh hoàn vô cùng nguy hiểm, vì thế nam giới không nên chần chừ và chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Nếu còn điều gì thắc mắc chưa được giải đáp hãy liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến đau nhức tinh hoàn bên phải

đau tinh hoàn bên phải

cách chữa đau tinh hoàn

đau tinh hoàn và bụng dưới

bị sưng tinh hoàn bên phải

đau tinh hoàn khám khoa nào

cách chữa đau tinh hoàn tại nhà

cách giảm đau tức tinh hoàn

đau thừng tinh hoàn